
Thiết kế phòng mổ bệnh viện đạt chuẩn
Với những nỗ lực không ngừng của ngành y tế trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng tại các bệnh viện ngày càng được nâng cấp, trang bị được nhiều vật tư y tế, máy móc hiện đại.
- Phòng mổ thiết kế chưa đạt tiêu chuẩn quy định
- Số ca mổ trong ngày càng nhiều, dẫn đến lượng khí sạch trong phòng mổ khó cải thiện do ô nhiễm không khí, vi sinh vật, mầm bệnh trong môi trường
- Thiếu hệ thống cung cấp và kiểm soát khí sạch…
2. Các tiêu chuẩn về thiết kế phòng mổ
2.1. Tiêu chuẩn về cấp độ sạch, kiểm soát không khí trong phòng mổ
- Không có phòng mổ nào đạt mức A (<3 cfu/m3) và mức B (10 cfu/m3).
- Phòng mổ đạt đạt mức C (100 cfu/m3) là 2/33 chiếm 6,1% mức không đạt là 93,9%.
- Đạt mức D (200cfu/m3) là 7/33 chiếm 21,2%, không đạt là 78,8%.
- Nghiêm trọng hơn, 2 trong số 26 mẫu dương tính với tụ cầu vàng.
Tiêu chuẩn không khí phòng mổ
Tiêu chuẩn không khí trong thiết kế phòng mổ được đánh giá rất quan trọng. Phòng mổ phải được cung cấp một lượng khí sạch tiệt trùng cần thiết trong quá trình phẫu thuật thông qua hệ thống lọc khí sạch. Điều này giúp cho hạn chế tối đa việc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn trong quá trình và sau khi phẫu thuật do vi khuẩn và không khí ô nhiễm.
- Không khí trong các phòng mổ cần được kiểm soát tiểu phân (hạt bụi) tuân theo cấp độ sạch Class 1000 – 10.000.
- Số lần thay đổi không khí là 15 – 20 lần/giờ,
- Số lượng hạt bụi kích thước 0.5 µm trong không khí là £ 3 x 106.
- Các tiêu chuẩn phòng sạch kích thước hạt bụi:
- Bụi mịn : < 2 – 5 µm
- Bụi thô : >2 – 5 µm
- Đối với phòng sạch cấp thấp: hạt bụi 0,5 µm và 5 µm.
- Đối với phòng sạch Class 7000: hạt bụi 2 µm
Tiêu chuẩn hệ thống lọc khí phòng mổ
Hệ thống lọc khí sạch áp lực dương được thiết kế trong phòng mổ thường gồm:
- Thiết bị tiệt trùng khí hoặc đèn UV: không khí trước khi qua màng lọc HEPA sẽ được tiệt trùng bằng tia UV.
- Màng lọc HEPA (HEPA Filter): giúp ngăn chặn 99,97% các hạt tiểu phân (hạt bụi) có đường kính từ 0.3 µm, đảm bảo không khí trong phòng mổ đạt được độ sạch cao nhất.
- Bộ tạo áp suất dương: ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, cung cấp thêm oxy trong những ca mổ kéo dài và có nhiều người tham gia.
- Bộ lọc khí FFU: được lắp đặt ở trần nhà phía trên bàn mổ để đảm bảo khí sạch được cung cấp thường xuyên
2.2. Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm phòng mổ
2.3. Yêu cầu tiêu chuẩn ánh sáng phòng mổ

Ánh sáng có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phẫu thuật
- Chiếu sáng tổng thể: là ánh sáng từ hệ thống đèn âm trần hoặc đèn ở góc.
- Chiếu sáng cục bộ: ánh sáng lấy từ hệ thống đèn mổ được bố trí phù hợp có thể dễ dàng điều chỉnh khoảng cách và độ sáng.
- Độ rọi của đèn trong phòng mổ cần đạt từ 250 – 700 lux.
2.4. Yêu cầu vị trí đặt phòng mổ
2.5. Tiêu chuẩn kích thước thiết kế phòng mổ
Quy định về chiều cao
- Khu vô khuẩn, khu sạch không thấp hơn 3,1 m
- Chiều cao khu phụ trợ không thấp hơn 3,0 m
- Chiều cao tầng kỹ thuật không nhỏ hơn 0,2 m.
Yêu cầu về diện tích
- Diện tích phòng mổ tối thiểu: 37m2.
- Bán kính khu vực vô khuẩn: 30.04m.
- Để bố trí các thiết bị hiện đại thì phòng mổ nên rộng 55,7m2.
- Trong các ca phẫu thuật cần kỹ thuật cao, tinh vi như phẫu thuật thần kinh, can thiệp sâu… diện tích phòng mổ cần 74.3m2.
2.6. Tiêu chuẩn khi thiết kế nội thất trong phòng mổ
Thiết kế nội thất phòng mổ bệnh viện và trang thiết bị cần thiết
Vách ngăn phòng mổ
Vách phòng mổ cần đạt được các tiêu chí: chống bám khuẩn, chống cháy, chống hóa chất và có thể chịu được mài mòn chà rửa. Do đó các thiết kế phòng mổ thường lựa chọn tấm panel SGP, loại Panel này có 2 lớp với các ưu điểm như:
- Tính thẩm mỹ cao
- Các mối nối làm bằng silicon kháng khuẩn
- Lớp ngoài là thép không rỉ sơn phủ epoxy, chống khuẩn, chống hóa chất và mài mòn
- Lớp trong là thạch cao với khả năng chịu nước, chống cháy và cách âm tốt
Cửa phòng mổ
Cửa phòng mổ thường có kích thước > 1.6 m, sử dụng cửa tự động hoặc bán tự động. Ưu điểm của 2 loại cửa này là các bác sĩ không cần phải chạm tay trực tiếp để mở cửa, giúp đảm bảo vô trùng tuyệt đối cho các phẫu thuật viên.
Tủ đựng thiết bị phòng mổ
Cửa tủ cần được làm bằng inox và kính, dễ dàng quan sát, lau chùi các vật ở trong. Đặc biệt, một số dịch truyền, vật tư y tế cần được bảo quản trong một nhiệt độ nhất định (tủ giữ ấm hoặc tủ lạnh). Do đó cần được bố trí tủ một cách hợp lý để đảm bảo giao thông tiện lợi hơn khi diễn ra phẫu thuật.
Đèn phòng mổ
Đồng hồ phòng mổ
2.7. Yêu cầu về kỹ thuật khác trong phòng mổ
- Yêu cầu phòng cháy chữa cháy cũng là một trong những quy định về thông số kỹ thuật phòng mổ. Khoa Phẫu thuật được thiết kế cần tuân theo những quy định trong Tiêu chuẩn TCVN 2622 : 1995.
- Hệ thống cấp thoát nước tại khu vực phẫu thuật phải đảm bảo nguồn nước vô khuẩn, luôn đáp ứng đủ liên tục cho các hoạt động tại phòng mổ. Bên cạnh đó việc xử lý nước thải cũng phải có hệ thống thu gom để đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Ngoài ra, các yêu cầu kỹ thuật về công nghệ thông tin, truyền tải dữ liệu của bệnh nhân, yêu cầu xử lý chất thải rắn, hoàn thiện công trình… cũng cần phải đảm bảo trong quá trình thiết kế thi công phòng mổ.
- Hệ thống điện trong thiết kế phòng mổ cần được cung cấp đầy đủ, liên tục 24/24. Cần có hệ thống điện dự phòng để tự động cấp điện lại khi có sự cố mất điện bất ngờ xảy ra. Cần có cả hệ thống điện 2 pha và 3 pha để phù hợp với các thiết bị điện và máy móc khác nhau.
- Cung cấp hệ thống khí y tế, sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, sử dụng công nghệ tại các quốc gia hàng đầu trong ngành.
- Cung cấp trang thiết bị phòng mổ.
- Cung cấp giải pháp tổng thể của phòng mổ